Zefa là HLV thứ hai được SKT đem về ở kỳ chuyển nhượng tiền mùa giải 2019, sau Kim “Fly” Sang-chul, người đã từng dẫn dắt Jin Air Green Wings. Zefa dành cả năm 2018 là một phần của ban huấn luyện của Afreeca Freecs, phối hợp cùng HLV Trưởng Choi “iloveoov” Yeon-sung.
Xuyên suốt mùa giải vừa qua, Zefa đã đạt được nhiều thành tựu. Đầu tiên là giúp Afreeca góp mặt tại trận Chung kết LCK Mùa Xuân và giành vé đến CKTG – những thành tích chưa từng có trong lịch sử tổ chức. Zefa còn được Hiệp hộ eSports Hàn Quốc (KeSPA) lựa chọn là ½ HLV dẫn dội LMHTHàn Quốc thi đấu tại 2018 Asian Games.
Zefa cùng Fly đến SKT để thế chỗ cho Bae “Bengi” Seong-woong và Lee “PoohManDu” Jeong-hyeon – hai cựu HLV kiêm tuyển thủ của đội tuyển LMHTvĩ đại nhất thế giới.
Trong khi PoohManDu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội dẫn dắt một đội tuyển khác thì Bengi đã sẵn sàng đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Đội hình tám người của SKT ở mùa giải 2019 đang nhận được nhiều kỳ vọng từ fan hâm mộ
Zefa, Fly và HLV Trưởng lâu năm Kim “kkOma” Jeong-gyun sẽ lĩnh trọng trách đưa SKT lấy lại đỉnh cao đã mất. Cuối tháng trước, SKT đã đem về sáu tân binh – bao gồm Kim “Khan” Dong-ha, cựu đường trên của Kingzone DragonX, và Cho “Mata” Se-hyeong, cựu hỗ trợ của KT Rolster.
Những thay đổi này xuất hiện ngay sau khi SKT khép lại mùa giải 2018 đáng quên nhất trong lịch sử tổ chức khi không thể giành được bất cứ danh hiệu vô địch nào và lỡ luôn cơ hội dự CKTG – giải đấu họ đang nắm kỷ lục là đội tuyển sở hữu nhiều cúp nhất.
ABC(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: SKT chiêu mộ cựu HLV của AfreecaBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm rõ thêm một số vấn đề về xây dựng Chính phủ điện tử trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV vào chiều 8/11 (Ảnh: Quochoi.vn)
Cũng trong trao đổi với các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá, sau 20 năm chúng ta đã đạt được những tiến bộ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, được Liên hợp quốc xếp thứ 88/193 quốc gia, nền kinh tế và lãnh thổ về phát triển Chính phủ điện tử. “Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn nhận thẳng thắn rằng nhiều kết quả mà chúng ta mong đợi vẫn chưa đạt được”, Bộ trưởng nói.
Điểm lại một số vấn đề nổi bật trong Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2025”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, về xây dựng, hoàn thiện thể chế, Chính phủ giao cho các cơ quan xây dựng và ban hành các Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu; bảo mật cá nhân, xác thực và định danh điện tử; cũng như giao cho Bộ Nội vụ sửa tiếp Nghị định 110 về văn thư lưu thư lưu trữ để tiến tới lưu trữ điện tử; quy định cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm và đến thời điểm thích hợp Chính phủ sẽ nghiên cứu để trình Quốc hội ban hành Luật Chính phủ điện tử.
Vấn đề quan trọng thứ hai là nền tảng hạ tầng công nghệ, theo người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, yêu cầu đặt ra là cần sớm ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 để các cơ quan, các nhà mạng căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong khung kiến trúc này, đảm bảo các phần mềm được kết nối. Hạ tầng CNTT phải đảm bảo an ninh thông tin. Về hạ tầng dùng chung, hiện nay chúng ta đã có Mạng truyền số liệu chung dùng của các cơ quan của Đảng, Chính phủ; đã có Trục liên thông văn bản quốc gia gửi, nhận văn bản quốc gia được khai trương ngày 12/3/2019 đến nay hoạt động rất hiệu quả.
Về nền tảng dữ liệu Chính phủ điện tử dựa trên các CSDL và dữ liệu mở để hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, hiện nay CSDL quốc gia về bảo hiểm đã cơ bản hoàn thành và tinh lọc được 85 triệu thẻ bảo hiểm xã hội. Chũng ta cũng đã có CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp do Bộ KH&ĐT chủ trì; CSDL quốc gia về tài chính đang được Bộ Tài chính hoàn thiện.
“Hiện nay còn hai nội dung lớn. Vấn đề liên quan đến CSDL quốc gia về dân cư thì tới đây Thủ tướng sẽ chủ trì để nghe Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo và tháo gỡ. Đồng thời, cũng bổ sung vốn đầu tư công dự phòng cho việc này. CSDL quốc gia về đất đai đang tiếp tục xem xét việc xử lý”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thực trạng các CSDL của chúng ta đang phân tán và tập trung. Quan điểm là chúng ta vừa tập trung, vừa phân tán: “Cái gì tập trung, cái gì phân tán? ví dụ như CSDL quốc gia về dân cư, chúng ta phải tập trung giao Bộ Công an; CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp giao cho Bộ KH&ĐT; CSDL quốc gia về bảo hiểm giao cho cơ quan bảo hiểm. Còn những nội dung khác chúng ta có thể phân tán".
" alt=""/>Tiết kiệm hơn 5.400 tỷ đồng/năm nhờ cắt giảm gần 6.800 thủ tục kiểm tra chuyên ngànhTheo Ngân hàng Nhà nước, đối với tiền di động (Mobile Money), đây là nội dung mới, do vậy cần làm rõ một số vấn đề như: đối tượng cung ứng tiền di động, cơ chế đảm bảo tiền di động thông qua tài khoản đảm bảo hay ký quỹ, các hình thức định danh khách hàng... (Ảnh minh họa: Internet)
Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vừa được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của người dân, doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định mới thay thế cho Nghị định 101 ngày 22/11/2012 của Chính phủ về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được xây dựng với mục đích giải quyết các vấn đề bất cập, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế.
Trong dự thảo tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của CNTT, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng hội nhập toàn cầu của nền kinh tế và nhu cầu của thực tiễn, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thanh toán, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, bảo vệ tính riêng tư dữ liệu của khách hàng, ngăn chặn đối phó với những nguy cơ về an ninh mạng, thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh, các quy định về thanh toán không dùng tiền mặ hiện hành bộc lộ một số bất cập và cần được tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa.
Một nội dung mới đáng chú ý được Ngân hàng Nhà nước đề xuất trong dự thảo Nghị định quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là bổ sung quy định về tiền điện tử, bao gồm khái niệm tiền điện tử; các hình thức thể hiện của tiền điện tử là ví điện tử, thẻ trả trước (Prepaid Card), tiền di động (Mobile Money); đối tượng cung ứng tiền điện tử gồm có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử, tiền di động).
Trong đó, theo dự thảo Nghị định, tiền di động là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động.
Cũng tại dự thảo Nghị định, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung thêm dịch vụ tiền di động là dịch vụ trung gian thanh toán để các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép có thể triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán các dịch vụ khác có giá trị nhỏ.
“Nội dung bổ sung này thực sự cần thiết giúp cho người dân có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi với thiết bị di động được kết nối Internet đồng thời giúp thúc đẩy tài chính toàn diện. Đối với nội dung này, nhận được sự đồng thuận của một số Bộ, ngành, tuy nhiên để quản lý chặt chẽ hình thức này đòi hỏi cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh chặt chẽ tại Nghị định này”, Ngân hàng Nhà nước cho hay.
" alt=""/>Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung Mobile Money là dịch vụ trung gian thanh toán